Phân Tích về Scale Và Modes ( âm giai)

Khi nói tới âm giai người ta thường nói tới âm giai trong Diatonic scale.
 
 
 

 Bảy âm giai cơ bản của Diatonic scale là Ionian, Dorian, Phrygian, Lydian, Myxolidian, Aeolian và Locrian mà Ioian (trưởng) và Aeolian (thứ tự nhiên) là 2 âm giai quen thuộc với người học nhạc.

amnhactrinhthuy.com

0945211555

Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn
Bảy âm giai được viết ở trên theo thứ tự và quy luật nhất định. Nhớ lại rằng công thức của hợp âm trưởng là W W H W W W H ( hay 2 2 1 2 2 2 1). H để có âm giai Dorian ta chỉ việc dịch công thức sang bên trái 1 bước, nghĩa là W H W W W H W ( 2 1 2 2 2 1 2). Do vậy nếu Đô trưởng ( C Ionian) là:
C D E F G A B
2 2 1 2 2 2 1
suy ra C Dorian sẽ là
C# D# E F# G# A# B (tương đương Bb trưởng)
2 1 2 2 2 1 2
C Phrygian sẽ là
C# D E F# G# A B (tương đương Ab trưởng)
1 2 2 2 1 2 2
Do vậy tổng hợp công thức của các âm giai sẽ là:
Ionian: 2 2 1 2 2 2 1
Dorian: 2 1 2 2 2 1 2
Phrygian: 1 2 2 2 1 2 2
Lydian: 2 2 2 1 2 2 1
Myxolidian: 2 2 1 2 2 1 2
Aeolian: 2 1 2 2 1 2 2
Locrian:1 2 2 1 2 2 2

 

 Các bạn để ý thấy công thức luôn được dịch sang trái một bước khi chuyển giữa các âm giai ở trên. Để nhớ máy móc có thể dùng các chữ cái đầu của các âm giai để lập thành câu, do vậy có thể dùng " I Don't Play Loud Music After Lunch" (Tao không chơi nhạc to sau bữa trưa ).

91125756_2683798435175420_7328996171727241216_n.jpg



Một mẹo "máy móc" nữa để xây dựng âm giai như sau. Ví dụ ta có âm giai đô trưởng: C D E F G A B. Bây h nếu bắt đầu từ nốt D ta có D Dorian, tức là D E F G A B C, bắt đầu từ E ta có E Phrygian: E F G A B C D... Nếu dùng mẹo này thì phải nhớ nốt của các giọng trưởng, ví dụ muốn có A Dorian lùi lại một nốt và nhớ giọng G trưởng, muốn nhớ A Phrygian phải lùi 2 nốt và nhớ giọng F trưởng...
Đây là một số kiến thức rất cơ bản về mode sau khi đã nắm bắt chắc diatonic scale và vòng 5 (circle of fifths). Thật ra theo mình hiểu scale và mode không khó, dùng mới khó. Hãy đăng ký lớp học online các bạn sẽ biết sử dụng ( Quảng cáo ngoài luồng hiii)

Dưới đây là công thức xây dựng các mode dựa trên một gam trưởng duy nhất ( cái này mình đã đăng hình ảnh và cấu tạo ở bài trước )
- C major (C Ionian): C D E F G A B
- C Dorian : C D Eb F G A B
- C Phrygian : C Db Eb F G Ab Bb
- C Lydian : C D E F# G A BB
- C Mixolydian : C D E F G A Bb
- C Aeolian (C minor):C D Eb F G Ab Bb
- C Locrian : C Db Eb F Gb Ab Bb
Để đơn giản hơn người ta chia 7 mode ra theo "major" và "minor" dựa vào tính chất quãng của các hợp âm.
Do vậy các "major" mode sẽ là
- Ionian: âm giai trưởng "chính"
- Lydian: Ionian với bậc 4 thăng
- Mixolydian: Ionian với bậc 7 thăng
Note: Ta thấy nốt thứ nhất và nốt thứ 3 của 3 modes này đều cách nhau 1 major third (4 semitones "cung") nên hiệu ứng "major" thấy rõ
Các "minor" mode sẽ là:
- Aeolian: âm giai thứ "chính"
- Dorian: Aeolian tăng bậc 6
- Phrygian: Aeolian tăng bậc 2
Nốt 1 và 3 của các mode này cách đều nhau một quãng 3 thứ (minor third) nên có hiệu ứng của giọng thứ

91125756_2683798435175420_7328996171727241216_n2.jpg

 Các âm giai trưởng được diễn tả là mạnh mẽ, vui vẻ và lạc quan hơn trong khi các âm giai thứ được coi là "tối", buồn và bi quan hơn. Riêng Locrian đứng ở giữa và được coi là "lạc loài" vì tính chất trung lập

 Đặc điểm của các loại modes trong diatonic scale.
Mode chẳng qua là sự sắp xếp lại thứ tự của nốt trong scale. Tuy nhiên sự sắp xếp lại đó có ảnh hưởng không nhỏ tới ý giai điệu và đặc biệt là ý tưởng của bài hát. Sau đây là đặc tính của 7 modes hiện đại :
I: Ionian: Vui vẻ, hạnh phúc
II: Dorian: Bí hiểm, giận dữ, mãnh liệt
III: Phrygian:Nghiêm túc, đam mê, day dứt
IV: Lydian: Nhiệt tình, sôi nổi
V: Mixolydian: Hòa hợp, thỏa mãn
VI: Aeolian: Buồn, tang thương
VII: Locrian: Tập hợp vui và buồn

Do vậy 3 major mode là Ionian (natural major), Mixolydian và Lydian. 3 minor mode là Aeolian (natural minor), Phrygian và Dorian.

 Vậy tại sao lại có sự phân chia về cảm xúc như vậy. Câu trả lời nằm ở tính chất quãng của hợp âm. Mặc dù các nốt vẫn được giữ nguyên về mặt thăng giáng trong scale, nhưng sự sắp xếp lại thứ tự đã khiến cho khoảng cách giữa chúng thay đổi (đặc biệt là triad I, III, V). Mối liên hệ đó gọi là "consonance" nếu vừa tai hoặc "dissonance" nếu không vừa tai. Tỉ lệ về tần số giữa các nốt tạo ra cảm giác vui buồn cho con người. Trong harmony theory perfect fifth rất hay được dùng ngoài unison vì tỉ lệ tần số là 3:2, sau đó tới perfect fourth là 4...

amnhactrinhthuy.com

0945211555

Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn


Dưới đây là những bài luyện tập cơ bản. Mình sẽ úp những bài nâng cao hơn vào bài tới..