HÒA ÂM MỞ RỘNG VỚI CÁC HỢP ÂM NGHỊCH
CHO BÀI THỂ TRƯỞNG

******************************************************
1. Hợp âm Thuận và hợp âm Nghịch
* Hợp âm Thuận.
Hợp âm Thuận là những hợp âm Trưởng/Thứ gồm tập hợp của 3 nốt nhạc tạo thành. Các nốt nhạc này cách nhau theo từng Quãng 3, tính theo tên Bậc thì những quãng 3 này là các tên theo chuỗi số lẻ và chuỗi số chẵn. Vd 1-3-5-7-9-11-13 or 2-4-6-8-10-12.
.
Nếu bạn đọc tên chuỗi 3 số liên tiếp, vd 3-5-7 là bạn đã đọc tên của các nốt trong hợp âm bậc iii vì có nốt 3 đứng đầu. Nốt 3 được gọi là nốt Gốc của hợp âm, nốt 5 là nốt cách nốt gốc một quãng 3, còn nốt 7 (nốt cuối cùng của hợp âm) cách nốt gốc một quãng 5. Vì thế ta gọi nốt đầu tiên của hợp âm là nốt Gốc, kế đến là nốt Quãng 3, sau cùng là nốt Quãng 5.

amnhactrinhthuy.com

0945211555

Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn


.Vậy 1 hợp âm Thuận gồm có 2 Quãng 3 nối tiếp nhau... Từ nốt Gốc đến nốt giữa là 1 quãng 3, và từ nốt giữa đến nốt cuối là 1 quãng 3. Hai quãng 3 này 1 cái là Trưởng và cái còn lại là Thứ. Nếu Quãng 3 đầu là quãng 3 trưởng thì hợp âm đó là hợp âm Trưởng, và ngược lại nếu quãng 3 đầu là quãng 3 thứ thì hợp âm đó là hợp âm Thứ.

.
Khi hòa âm một nốt nhạc solo với hợp âm Thuận người ta sẽ hòa âm với nốt chính giữa trong chuỗi 3 số (chẵn, lẻ). Nghĩa là nốt solo sẽ trùng tên với nốt quãng 3 của hợp âm nghe rất hòa hợp. Nếu hòa âm với nốt quãng 5 sẽ nghe mờ, ko rõ rệt, có vẻ như lạc tone... Vì nốt quãng 5 quá xa nốt gốc của hợp âm.
.
* Hợp âm Nghịch
Hợp âm Nghịch là hợp âm Thuận bị tăng giảm các nốt trong hợp âm hoặc được thêm vào 1 hay nhiều nốt khác biệt...
Trong 7 nốt nhạc của âm giai đã cho bạn 7 hợp âm cùng tên với 7 nốt nhạc đó. Trong đó có 6 hợp âm Thuận trưởng/thứ và 1 hợp âm Dim. Hợp âm Dim tuy chỉ có 3 nốt, cũng cách nhau từng quãng 3, vd 7-9-11... Nhưng chúng đều là 2 quãng 3 thứ tạo thành. Vì thế hợp âm Dim ko phải là hợp âm Trưởng or Thứ và dĩ nhiên cũng ko là hợp âm thuận. Hợp âm Dim là hợp âm Nghịch.
Hợp âm bậc V nguyên thủy là hợp âm Thuận. Vì là hợp âm Át dùng để đưa về Hợp âm Chủ khi về kết nên hợp âm V được thêm 1 nốt đứng sau nốt quãng 5 một quãng 3 thành hợp âm Át V7. Hợp âm V7 cũng là hợp âm Nghịch.
.
2. Biến thể của 7 hợp âm căn bản.
Từ 7 hợp âm căn bản ta hãy tìm hiểu cách chúng biến thể để trở thành các hợp âm Nghịch tạo thuận lợi cho việc hòa âm như thế nào.
- Hợp âm Chủ bậc I được giữ nguyên
- Hợp âm ii là hợp âm thứ được ghép với hợp âm cách nó 1 quãng 3 là hợp âm IV. (Chú ý, 2 hợp âm cách nhau 1 quãng 3 sẽ luôn có 2 nốt giống nhau...). Hợp âm Thứ + Trưởng = .m7 (thứ 7). Kết quả là ta có hợp âm 4 nốt là "ii m7"
- Hợp âm iii + V = Thứ + Trưởng = iii m7 (iii minor 7, thứ 7)
- Hợp âm IV + vi = Trưởng + Thứ = IV M7 (IV Major7, trưởng 7)
- Hợp âm V + vii dim = Trưởng + Dim = V7 (Hợp âm Át)
- Hợp âm vi + I = Thứ + Trưởng = vi m7 (vi minor 7, thứ 7)
- Hợp âm vii dim + ii = Dim + Thứ = vii m7-5
.
3. Cách sử dụng các hợp âm Nghịch vừa tìm được.
Ta có 3 nốt nhạc trong 1 hợp âm Thuận là Nốt Gốc-Nốt Quãng 3- Nốt Quãng 5. Nếu ta hòa âm nốt solo trùng với nốt Gốc thì nốt solo sẽ bị bass đè và ko có bè gì cả. Nếu ta hòa âm nốt solo trùng nốt Quãng 3 (còn gọi là nốt Trung âm), là 1 quãng bè với nốt Gốc rất đẹp. Còn nốt Quãng 5 là 1 quãng xa với nốt gốc nên nghe như ko hợp lắm... Vậy để bè nốt quãng 5 được rõ nét, đẹp hơn ta sẽ đưa nốt quãng 5 vào vùng trung âm bằng cách thêm 1 nốt quãng 7. Mà nốt quãng 7 là nốt Cảm âm nằm sát nốt Chủ (nốt-8). Thêm 1 nốt là 1 cách nói... Ghép 2 hợp âm là 1 cách nói khác... Kết quả ta được 1 hợp âm Nghịch 4 nốt... và hợp âm này hòa âm được cho cả 2 nốt, nốt quãng 3 và nốt quãng 5.
Từ đây ta đã hiểu cách sử dụng các hợp âm Thuận và Nghịch như sau. Nếu chỉ cần hòa âm cho nốt Quãng 3 ta vẫn sử dụng hợp âm Thuận, nếu hòa âm cho nốt Quãng 5 ta dùng hợp âm "Ghép"...
.
4. Cách chuyển đổi thế bấm hợp âm Thuận thành Nghịch.
- Từ hợp âm ii như trong hình bạn chỉ cần bỏ ngón út ra, lúc đó nốt chủ đã được lùi về 1 cung (2 ngăn). Bạn có hợp âm "ii m7".
- Hợp âm iii cũng thế... Bạn có hợp âm "iii m7" sau khi buông ngón út.
- Bạn lưu ý hợp âm IV Trưởng ghép + vi thứ trở thành "IV M7" nốt chủ chỉ lùi về 1 ngăn (1 bán cung).
- Hợp âm V nguyên thủy có nốt chủ nằm ở dây 3 ngăn 5 đã bỏ 1 ngón ra nên có thế bấm hợp âm Át như trong hình.
- Hợp âm vi đã dời nốt chủ 2 ngăn đàn (1 cung) để thành hợp âm "vi m7"
- Hợp âm vii dim trên thực tế người ta ko sử dụng hợp âm gốc 3 nốt của nó, mà phải xào nấu nó thành hợp âm 4 nốt rồi sử dụng... Hợp âm "vii m7-5" là kết quả của bài toán "vii dim + ii" là hợp âm rất thông dụng.
Vậy nếu bạn đã rành các hợp âm Thuận trưởng/thứ thì việc thay đổi buông bấm 1, 2 ngón tay là quá dễ dàng... Thấy nhiều nhưng chẳng khác bao nhiêu... Nhìn tên hợp âm thấy khiếp (vd "vii m7-5") nhưng cũng ko có gì là ghê gớm...
.
5. Kết luận
Nếu chỉ với 7 hợp âm căn bản ban đầu bạn khá chật vật trong việc hòa âm cho 7 nốt nhạc của âm giai... Giả sử solo nốt 3 trong phần Diễn biến của bài hát bạn sẽ sử dụng hợp âm nào khi chưa muốn về kết hợp âm I? Chỉ có hợp âm I mới có nốt Quãng 3 là nốt 3... Dùng hợp âm vi để có các nốt 6-8-10 (10=3) thì hợp âm vi thuận ko hòa âm nốt 3 tốt được... Ghép hợp âm vi với hợp âm I để có hợp âm "vi m7". Việc này cũng giống như bạn chơi nguyên hợp âm I mà đánh bass nốt 6 nghe rất ok...
Đây là bài toán rất thực dụng, ko có màu mè gì cả... Nếu bạn có tâm hồn lãng mạn, tưởng tượng âm nhạc như tranh vẽ và các hợp âm Nghịch đầy màu sắc thì cũng đúng thôi...
Một điều đặc biệt bạn cần lưu ý để ko sai lầm. Bài toán ghép nối các hợp âm theo chuỗi âm giai là logic hoàn toàn... Bạn ko nên tự tiện biến đổi hợp âm ii thành hợp âm II7 or hợp âm V thành V M7, các hợp âm khác cũng vậy... vì như thế sẽ vô ý đưa vào những nốt nhạc ko liên quan với âm giai chủ thì sẽ hỏng bét...
.
6. Các hợp âm trong phần diễn biến.
Thể Trưởng
Tên Nốt - Hòa âm nốt Quãng 3 - Hòa âm nốt Quãng 5.
1. (vi) ----------(IV M7)
2. (vii m7-5)
3. --------------(vi m7)
4. (ii) ----------(vii m7-5)
5. (iii)
6. (IV) ----------(ii m7)
7. --------------(iii m7)
------------------------
P/s.
Lưu ý :
* Trong hình mũi tên chỉ vào nốt solo số nào thì tất cả các nốt cùng số đều dùng chung hợp âm đó.
.
* Trong phần thế bấm hợp âm các bạn lưu ý:
- Nốt có chấm màu Đen là nốt Gốc
- Nốt có chấm màu Đỏ là nốt Quãng 3
- Nốt có chấm màu Xanh là nốt Quãng 5.
Các bạn có thể Test cao độ của nốt solo với nốt màu Đỏ của thế bấm hợp âm Thuận, hoặc nốt màu Xanh của hợp âm Nghịch nếu thấy đúng là ok...
Các bạn cũng cần nhớ các "Đường Chéo Bát độ" sẽ dễ xác định các nốt cùng tên.