HÒA ÂM MỞ RỘNG VỚI CÁC HỢP ÂM NGHỊCH
CHO BÀI THỂ THỨ

******************************************************
.
1. Biến thể của 7 hợp âm căn bản ở thể Thứ.
.
Từ 7 hợp âm căn bản ta hãy tìm hiểu cách chúng biến thể để trở thành các hợp âm Nghịch như thế nào.
- Hợp âm Chủ bậc i được giữ nguyên
- Hợp âm ii là hợp âm Dim được ghép với hợp âm cách nó 1 quãng 3 là hợp âm iv. (Chú ý, 2 hợp âm cách nhau 1 quãng 3 sẽ luôn có 2 nốt giống nhau...). Hợp âm Dim + Thứ = ".m7-5". Kết quả ta có hợp âm 4 nốt là "ii m7-5".
- Hợp âm III + v = Trưởng +Thứ = III M7 (III Major7, trưởng 7)
- Hợp âm iv + VI = Thứ + Trưởng = iv m7 (iv minor 7, thứ 7)'
- Hợp âm v + VII = Thứ + Trưởng = v m7 (v minor 7, thứ 7)


- Ở âm giai Thứ thật tế còn có nốt 7# hòa thanh nên có thêm hợp âm V trưởng... Từ hợp âm V + vii# Dim = Trưởng + Dim = V7 (Hợp âm dom)
- Hợp âm VI + i = Trưởng +Thứ = VI M7 (VI Major7, trưởng 7)
- Hợp âm VII + ii dim = Trưởng + Dim = VII7 (VII dom)
.
2. Một vài điểm đặc biệt của bài thể Thứ.
.
* Dùng hợp âm V7 hay v m7 khi về kết? Bạn chú ý khi về kết nếu nốt solo để đặt hợp âm là nốt 7 điều này xác định bạn phải dùng hợp âm "v m7"... Vì nốt 7 của âm giai Thứ là nốt quãng 3 của hợp âm v m7.
* Trong hình tôi đã bỏ qua chi tiết về 2 nốt 6# và 7# (hòa điệu, hòa thanh). Vì mỗi nốt nhạc thêm vào âm giai sẽ xuất hiện thêm 3 hợp âm mới... Chỉ nói sơ qua là nốt 6# cho ta thêm hợp âm IV (4-6#-8), và nốt 7# sẽ có thêm hợp âm V (5-7#-9)... Từ đây ta sẽ có bài toán V + vii# dim = V7...
* Cũng vậy khi bạn solo gặp nốt 6# thì đệm bằng hợp âm IV , và khi gặp 7# thì dùng hợp âm V trưởng...
.
3. Kết luận
Nếu chỉ với 7 hợp âm căn bản ban đầu bạn khá chật vật trong việc hòa âm cho 7 nốt nhạc của âm giai Chủ... Qua 2 bài "Hòa Âm Mở Rộng Với Hợp Âm Nghịch" cho Thể Trưởng và Thể Thứ bạn đã có khá đầy đủ các hợp âm để giải quyết vấn đề và hoàn thành bản hòa âm đẹp hơn...
Một điều đặc biệt bạn cần lưu ý để ko sai lầm. Bài toán ghép nối các hợp âm theo chuỗi âm giai là logic hoàn toàn... Bạn ko nên tự tiện biến đổi hợp âm III thành hợp âm III7 or hợp âm VII thành VII M7, các hợp âm khác cũng vậy... vì như thế sẽ vô ý đưa vào những nốt nhạc ko liên quan với âm giai chủ thì hỏng bét...
.
6. Các hợp âm trong phần diễn biến.
Thể Thứ
Tên Nốt - Hòa âm nốt Quãng 3 - Hòa âm nốt Quãng 5.
1. (VI) - (iv m7)
2. (VII)
3. (VI M7)
4. (ii m7-5) - (VII7)
5. (III)
6. (iv) - (ii m7-5)
7. (III M7)