HIỆU ỨNG MORZART – MỐI LIÊN HỆ GIỮA GIÁO DỤC ÂM NHẠC VÀ CHỈ SỐ IQ
HIỆU ỨNG MORZART – MỐI LIÊN HỆ GIỮA GIÁO DỤC ÂM NHẠC VÀ CHỈ SỐ IQ
Wolfgang Amadeus Mozart là một thiên tài âm nhạc của thế giới. Trong suốt cuộc đời mình ông đã sáng tác khoảng 1000 bản nhạc ngắn và dài.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc được học âm nhạc từ lúc 4 tuổi đã giúp Mozart phát triển trí thông minh và tài năng âm nhạc của mình. Ngày nay trên thế giới người ta dùng thuật ngữ “hiệu ứng Mozart” để nói về việc học âm nhạc từ sớm làm các bé phát triển IQ, thông minh hơn.
amnhactrinhthuy.com
0945211555
Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng – Đối với trẻ thơ – âm nhạc có thể;
- Tăng trí thông minh ngôn ngữ, cảm giác và không gian
- Giúp tăng cường trí nhớ và nâng cao sự tập trung
- Khơi dậy các tiến trình suy nghĩ sáng tạo
- Tăng cường hoạt động và sự kết hợp của cơ thể
- Nâng cao tâm trạng và tạo động cơ
- Điều chỉnh nhịp điệu tự nhiên của cơ thể
- Tạo thư giãn và giấc ngủ tăng cường cảm nhận thính giác và cảm giác
Hiệu ứng Mozart là thuật ngữ dùng để chỉ việc giáo dục âm nhạc cho trẻ từ sớm
Không riêng gì Mozart mà rất nhiều thần đồng âm nhạc cũng nức danh thế giới nhờ được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn rất bé.
Hãy cùng theo chân Trung tâm Âm nhạc Trịnh Thủy phiêu lưu về quá khứ để xem những tên tuổi như Mozart, Beethoven,…đã học nhạc như thế nào nhé.
Wolfgang Amadeus Mozart
Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) là ngưới Áo. Ông là một thiên tài âm nhạc của cả nhân loại. Nga từ năm lên 4 tuổi, cha của Mozart đã dạy ông học đàn phím.
Mozart bắt đầu học đàn từ khi mới 4 tuổi
- Lên 5 tuổi, cậu bé Mozart đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình.
- Từ năm lên 7, Mozart đã cùng cha và chị gái thực hiện nhiều chuyến lưu diễn Châu Âu.
- Mozart thuộc lòng nhiều tác phẩm và có thể ứng tác tại chỗ theo yêu cầu của khán giả.
Ông là thiên tài âm nhạc với khoảng 1000 tác phẩm để lại cho nhân loại
Ludwig van Beethoven– Bản Giao Hưởng của Niềm Vui
Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là người Đức. Ông là một trong những nhà soạn nhạc được nhắc đến nhiều nhất.
Cha của ông là người có công rất lớn trong việc phát triển tài năng của con. Khi thấy con mình thích bấm các phím đàn, người cha đã cho ông tập đàn từ khi mới 3 tuổi với ước muốn con mình sẽ trở thành một thần đồng âm nhạc như Mozart.Năm lên 8 tuổi, ông đã bắt đầu chơi đàn trước công chúng.
Cha của Beethoven luôn muốn con của mình trở thành thần đồng âm nhạc như Mozart
- Rồi đến năm 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan.
Nefe, thầy dạy nhạc cho cậu bé Beethoven đã viết trên báo một nhận định về học trò của mình: “Đây là một cậu bé có tài… Nếu anh ta cứ làm việc như lúc khởi đầu này, thì đó sẽ là một Mozart thứ hai”
Beethoven vẫn muốn tiếp tục học hỏi. Để có thể làm được điều đó, năm 1787, ông đã đến gặp Mozart. Mozart đưa một đề tài để Beethoven tùy ý biểu diễn. Sau khi nghe cậu thể hiện đề tài đó, Mozart đã phải thốt lên rằng: “Nhân loại sẽ phải nhắc đến tên anh đấy”.
Và đúng như lời Mozart nói, Beethoven để lại một gia sản âm nhạc khổng lồ bao gồm rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Trong đó, Bản Giao Hưởng số 9, còn được gọi là Bản Giao Hưởng của Niềm Vui, đã được các phi hành gia Apollo 11 đem lên mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người gửi đến các nền văn minh ngoài hành tinh.
Tác phẩm Bản giao hưởng của niềm vui đã được đưa lên mặt Trăng
Chương trình học Music for Little Mozarts tại Thái Lan
Với sự ngưỡng mộ tài năng của 2 ông, Nhà Xuất Bản Alfed (Mỹ) đã biên Chương trình giáo dục âm nhạc Music for Little Mozarts dựa vào câu chuyện phiêu lưu của Chuột Mozart và Gấu Beethoven được dạy ở khắp nơi trên thế giới.
Fédéric Chopin – Hãy mang trái tim tôi trở về với quê hương!
Fédéric Franҫois Chopin (1810 – 1849) là một nghệ sĩ piano và là một nhà soạn nhạc lừng danh người Ba Lan. Chopin sớm nổi tiếng là thần đồng. Ông được đào tạo âm nhạc và văn hóa xuất sắc trước khi rời khỏi quê hương vào năm 20 tuổi.
Mẹ của Chopin chính là người truyền cảm hứng âm nhạc cho ông qua tiếng piano của bà khi ông mới 2 tuổi
- Từ lúc lên 2 tuổi, Chopin ngồi bên chân mẹ hàng giờ liền để nghe tiếng đàn piano thánh thót.
- Lên 7 tuổi, cậu bé ấy đã viết bản “Vũ khúc Ba Lan” nổi tiếng toàn thế giới.
- 8 tuổi Chopin đã diễn tấu trước công chúng và bắt đầu viết được những bản Polonaises, Mazurka và một bản Waltz.
Hầu hết sáng tác của Chopin đều dành cho đàn piano. Một số tác phẩm âm hưởng nhạc Ba Lan truyền thống. Phong cách âm nhạc và trình diễn của ông đầy cá tính với những kỹ thuật điêu luyện. Hơn 230 tác phẩm của Chopin còn được lưu giữ cho đến ngày nay
Trước lúc qua đời Chopin đã khẩn cầu:
“Hãy mang trái tim tôi trở về với quê hương! Và hãy rải lên nắp áo quan nắm đất của đất nước Ba Lan mà tôi đã giữ gìn như bảo vật suốt 20 năm trời xa xứ…”
Chopin luôn đau đáu trở về quê hương. “Hãy mang trái tim tôi trở về với quê hương! Và hãy rải lên nắp áo quan nắm đất của đất nước Ba Lan mà tôi đã giữ gìn như bảo vật suốt 20 năm trời xa xứ…” là nguyện vọng của ông
Nicolai Rimsky-Korsakov’s (1844 – 1908)
Nicolai Rimsky-Korsakov’s là một nhà soạn nhạc danh tiếng người Nga. Ông tiếp xúc với âm nhạc từ năm 6 tuổi. Ông để lại một khối lượng đáng kể các tác phẩm mang đầy tinh thần dân tộc Nga. Ngoài sự nghiệp sáng tác, ông còn là một nhà giáo dục âm nhạc. Ông đã đào tạo một thế hệ các nhà soạn nhạc và nhạc sĩ trẻ trong suốt nhiều thập kỷ. Do đó, Rimsky-Korsakov được coi là “kiến trúc sư trưởng” của loại âm nhạc cổ điển “phong cách Nga”.
Tiếp xúc với âm nhạc muộn lúc 6 tuổi, Nokolai Rimsky-Korsakov trở thành một nhà soạn nhạc đại tài của Nga
Nhắc đến các tác phẩm của Nokolai Rimsky-Korsakov không thể không nhắc đến Chuyến bay của ong vàng
Đây là đoạn nhạc nổi tiếng nhất trong opera “Câu chuyện về vua Saltan” của Nikolai Rimsky-Korsakov. Trong “Chuyến bay của chú ong vàng”, dàn dây bắt đầu mô phỏng tiếng vo vo gấp gáp của côn trùng, chuyển tải một cách xuất sắc hình ảnh về một chú ong bận rộn đang lao vun vút. Flute, và sau đó là clarinet tham gia vào khung cảnh ngộ nghĩnh ấy.
Chuyến bay của ong vàng cũng xuất hiện dưới nhiều phiên bản chuyển soạn cho nhạc cụ độc tấu, cho violon và piano, cho hòa tấu kèn đồng cùng nhiều cách kết hợp nhạc cụ khác nữa. Ở nhiều phiên bản cho nhạc cụ độc tấu, nó trở thành khúc nhạc chuẩn mực phô diễn trình độ bậc thầy của nghệ sĩ.
Tác phẩm cũng có mặt trong nhiều giáo trình dạy nhạc dành cho trẻ em ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong bài viết tới, Âm Nhạc Trịnh Thủy sẽ kể về tác phẩm này trong một bài viết để các bạn tiện theo dõi
Đặng Thái Sơn – thần đồng âm nhạc Việt Nam
Đặng Thái Sơn (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1958 tại Hà Nội) là một nghệ sĩ dương cầm Canada gốc Việt. Ông nổi danh sau khi đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ X (tháng 10 năm 1980) ở Warszawa (Ba Lan). Đó là lần đầu tiên một nghệ sĩ dương cầm châu Á đoạt giải nhất tại cuộc thi này.
Ngày Đặng Thái Sơn còn bé, những đêm tĩnh lặng tại nơi sơ tán, giai điệu Chopin do mẹ trình diễn khơi dậy tình yêu âm nhạc trong ông
Trong cuộc đời mình ông đã từng biển diễn ở các nhà hát lớn như: Lincoln Center (New York), Jordan Hall (Boston), Barbican Centre (Luân Đôn), Salle Pleyel (Paris), Herkulessaal (München), Musikverein (Wien), Concertgebouw (Amsterdam), Opera House Sydney (Sydney) và Suntory Hall (Tokyo). Ông đã tham gia các dàn nhạc lớn như Orchestre Symphonique de Montréal, BBC Philharmonic, Praha Symphony Orchestra, Moskva Philharmonic Orchestra cũng như Virtuosi of Moscow, Wiener KammerOrchester, Orkiestra Filharmonii Narodowej w Warszawie và Sydney Symphony,… và đã thu âm tại Deutsche Grammophon, Melodia, Polskie Nagrania, CBS Sony và các hãng thu nhạc nổi tiếng khác.
Có một điều thú vị khác là mẹ của ông là nghệ sĩ piano Thái Thị Liên cũng là một người được tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ. 4 tuổi bà đã học chơi piano, 16 tuổi có buổi công diễn đầu tiên tại Tòa thị chính Sài Gòn. Bà là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Nhạc viện danh tiếng Praha (Tiệp Khắc).
Nghệ sĩ Piano Thái Thị Liên – mẹ của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn cũng được học nhạc từ khi bà chỉ mới 4 tuổi
Như vậy, một vài ví dụ để bạn hiểu hơn về tầm quan trọng được cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ sớm. “Hiệu ứng Morzart” – hay việc giáo dục âm nhạc sớm cho trẻ ngày nay không còn xa lạ với các nước phát triển.
Nếu bạn có con trong giai đoạn từ 0-7 tuổi, đừng bỏ qua “giai đoạn vàng” giáo dục âm nhạc cho con. Hãy để con có tuổi thơ ngọt ngào, phát triển toàn diện và đắm chìm trong những giai điệu âm nhạc tươi vui cùng với chúng tôi.
amnhactrinhthuy.com
0945211555
Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn
Viết bình luận: