Giọng Ngực và Giọng Đầu
Giọng Ngực và Giọng Đầu
* Các âm khu của giọng hát
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các âm khu (register) của giọng nói/hát. Chúng ta thường sẽ có các âm khu sau:
Vocal Fry: Giọng siêu trầm
Các bạn hãy xem qua clip sau:
Hãy lắng nghe giọng người đàn ông từ 0:45 – 0:50, đây chính là Vocal Fry đấy. Đây là quãng giọng thấp nhất của chúng ta, sở dĩ nó được gọi “Fry – tiếng kêu lách tách” là bởi vì khi bạn nói/hát ở quãng này thì âm thanh phát ra cũng có tiếng lách tách vậy!
Modal Voice/Chest Voice: Giọng ngực
Đây là quãng giọng các bạn thường hay nói hàng ngày (Chắc phần này khỏi ví dụ các bạn cũng biết). Đây được gọi là giọng ngực bởi vì khi bạn nói/hát thì bạn sẽ có cảm giác rền ở ngực. Hãy thử nói “A” kéo dài và đặt tay lên ngực xem, bạn sẽ nhận ra ngay.
Head Voice (Giọng đầu) – Falsetto (Giọng giả thanh)
Theo Xuân Thảo: ⇨ Head Voice là Giọng đầu, thay vì dùng cơ chế rung toàn bộ thanh đới như trong giọng ngực, thì đổi sang cơ chế giọng đầu là rung một phần thanh đới để hát các dấu cao. Lưu ý quan trọng: khi đổi cơ chế rung toàn bộ thanh đới sang rung một phần thanh đới, bạn không được đẩy mạnh hơi; ⇨ còn Falsetto mới là giọng giả/giả thanh: giọng nầy khác với giọng đầu ở chỗ giọng giả yếu hơn giọng đầu rất nhiều, do toàn bộ thanh đới không đóng chặt vào nhau.
Hãy thử nghe thử từ “Loveeeeee” khi Justin Bieber hát ở 1:13-1:14, đây gọi là giả thanh hay giọng đầu. Sở dĩ được gọi như vậy bởi vì khi hát giọng này, bạn sẽ có cảm giác âm thanh rung ở phần đầu mà không còn ở phần ngực như Modal voice nữa…
✅ Về vấn đề giả thanh này, chúng được phân ra làm 2 loại nữa là Headvoice và Falsetto. Hai cách hát này na ná giống nhau nhưng hiệu quả để tạo lập một giọng hát vững chắc sau này lại rất khác nhau.
✔ Âm thanh Falsetto phát ra sẽ yếu, không rõ ràng và chứa đựng nhiều hơi hơn bình thường. Bởi vì khi bạn hát Falsetto, hai thanh đới sẽ kéo dài và mở rộng cho hơi đi hết ra bên ngoài. Do đó, khi bạn hát Falsetto thì hơi của bạn sẽ mau hết hơn bình thường. Vì vậy Falsetto rõ ràng sẽ không thể giúp bạn phát triển được giọng hát sau này được.
✔ Ngược lại, đối với Headvoice, về cơ chế hoạt động thì khá giống Falsetto nhưng khi phát ra âm thanh thì 2 thanh đới sẽ sát lại gần nhau hơn. Điều đó làm điều tiết làn hơi (compress) đi ra ít hơn so với Falsetto, dẫn đến âm thanh sẽ nghe rõ ràng hơn. Và đây cũng chính là phương thức để giúp chúng ta phát triển giọng hát sau này.
❔ Như vậy từ “Loveeeeee” khi Justin Bieber hát ở 1:13-1:14 là Falsetto vì âm thanh nghe mỏng, nhẹ và ít lực.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Falsetto và Head Voice qua bài viết này.
Các bạn hãy cũng nghe 2 đoạn âm thanh cho một đoạn bài hát Apologize minh họa cho 2 cách hát trên nhé.
Falsetto: Giọng giả thanh
Headvoice: Giọng đầu
Whistle voice: Giọng sáo
Nếu Vocal Fry là quãng âm thấp nhất thì Whistle voice là quãng âm cao nhất, ở quãng này âm thanh phát ra nghe như tiếng chim hót vậy. Trên thế giới có một số ít các sĩ hát được quãng này. Các bạn hãy xem clip sau về Maria Carey để biết rõ hơn về quãng âm này nhé.
👉 Mixed voice (Giọng Pha) là gì?
Để đạt được âm khu này đòi hỏi bạn phải có môt sự tập luyện nghiêm túc và có quy trình hẳn hoi. Nếu không sẽ rất dễ mắc phải những thói quen không tốt ảnh hưởng đến giọng hát sau này.
Trên đây là một số vấn đề căn bản về âm khu (Register) của giọng hát. Chúng ta tổng kết lại nào, các âm khu bao gồm Vocal Fry (giọng siêu trầm), Modal Voice (giọng ngực), Headvoice (giọng đầu) – Falsetto (giọng giả thanh), Whistle voice (giọng quãng cao nhất, giống tiếng chim hót).
Vậy Mixed Voice nằm ở đâu? Như cái tên gọi, Mixed Voice (giọng pha) là sự pha trộn và kết nối cân bằng giữa Headvoice (giọng đầu) và Modal Voice (giọng ngực).
👉 Mixed voice (Giọng Pha) nghe như thế nào?
Mixed Voice sẽ nghe gần giống như la hét. Có điều nó sẽ nhẹ hơn và sẽ không “ác” như hét, bạn vẫn nghe được cái “tình” trong cách hát này. Hãy xem qua clip sau nhé.
Hãy lắng nghe phần điệp khúc “Lady! Wont you save me…”. Bạn có nghĩ là ca sĩ này phải gồng “hết công lực” gào thét để lên được note này không? Không đâu, một phần diễn đấy, nó không “đau khổ” như bạn tưởng. Bởi vì đối với các ca sĩ lão làng này thì việc lên Mixed voice là không hề khó!
Cách tập luyện như thế nào?
Việc tập luyện Mixed voice không khó. Cái khó là bạn phải cảm giác và tưởng tượng được âm thanh bạn phát ra như thế nào. Để tập luyện Mixed Voice, bạn cần giải quyết 3 vấn đề: Âm khu, cộng hưởng và nén.
Âm khu (register):
Như tên gọi “Mixed”, thì đây là sự pha trộn giữa Headvoice và Modal voice. Nói nôm na thì Mixed voice như là cái cầu nối giữa Headvoice và Modal voice vậy. Cây cầu này có tên là Passagio là điểm chuyển giữa Modal voice (giọng ngực) và Headvoice (giọng đầu).
Một điểm lưu ý là Mixed voice nó vẫn là giọng GIẢ không phải giọng thật của bạn đâu nhé. Nó không yếu như Headvoice, và đôi khi đối với các ca sĩ tập lâu năm bạn sẽ không phân biệt nổi đâu là giọng ngực đâu là giọng mix của họ. Lúc này người ca sĩ đó đã đạt tới trạng thái Full Mix. Do đó, cần phải có được một sự tập luyện nào đó để làm cho “chiếc cầu” này được chắc chắn bằng cách phải “đi qua đi lại” cây cầu này thật nhiều lần.
Cộng hưởng (Resonance)
Bởi vì Mixed Voice vẫn là giọng giả cho nên khoảng vang sẽ không nằm ở ngực nữa, bạn sẽ không cảm giác rền ở ngực mà ngược lại nó sẽ vang từ phần đầu nhiều hơn. Do đó việc tập luyện Mixed voice nên bắt đầu từ Headvoice hơn là Falsetto là vậy.
Nén (Compression)
Nén ở đây là nén hơi thở, nó giống như là việc nén hơi trong kỹ thuật Belt Note vậy, bạn luyện tập theo phương pháp này. Việc nén hơi sẽ làm cho làn hơi không bị “xì” quá nhanh ra ngoài, đặc biệt càng lên cao bạn phải càng nén lại để phần cơ hoành thật cứng làm sao cho làn hơi đi ra phải thật đều đặn cả từ note thấp đến note cao.
Bạn hãy nghe ví dụ sau và chúng ta sẽ thử phân tích theo cách giải thích trên nhé. Trong ví dụ sau đây, có 2 phương pháp hát, không sử dụng Mixed voice và có sử dụng Mixed voice.
Khi không sử dụng Mixed voice:
Bạn có nhận thấy khi chúng ta đi từ thấp đến cao, sẽ có một điểm gãy (Passagio) ở đoạn giữa giọng ngực và giọng đầu không nào. Điểm gãy này chính là cái cầu mà bài viết đã đề cập ở trên đấy.
Khi sử dụng Mixed voice:
Hoàn toàn khác phải không, lúc bấy giờ cái cầu này đã được làm “bằng phẳng” và chắc chắn hơn. Khi lên cao giọng hát sẽ mạnh hơn và rõ hơn Headvoice và có độ “nặng” như Modal voice.
Một ví dụ nữa sẽ là câu hát “It ‘s too late …” trong cách hát Mixed voice so với cách hát Headvoice và Falsetto ở ví dụ dưới nhé.
Mixed voice: Giọng pha
Headvoice: Giọng đầu
Falsetto: Giọng giả thanh
Vừa rồi các bạn cũng đã mường tượng được Mixed voice rồi chứ, và rõ ràng rằng ai cũng có thể lên note cao bằng kỹ thuật này.
Vậy luyện tập ra sao?
Các bài luyện tập sẽ phải tập trung xây “cái cầu” thật chắc và làn hơi phải thật đều, nhưng có điều việc luyện tập này phải thật đều đặn và lâu dài làm sao cho nó trở thành một thói quen nằm lòng của bạn vậy. Nguyên tắc đầu tiên khi hát đó là sự thả lỏng, thoải mái. Không phải cứ càng lên cao thì bạn phải ráng “rướn” hoặc “gằn” giọng, đây là một thói quen không tốt cho giọng hát của bạn. Ngược lại bản phải có sự thoải mái ở cổ cũng như cơ thể, và để có được sự thoải mái này bạn cần phải nắm thật chắc kỹ thuật.
Bài tập khá phổ biến cho kỹ thuật này là bài tập “búng môi” (lips-trill). Kết hợp với việc lên xuống liên tục ở điểm passagio (điểm gãy/chuyển). Sau đó sẽ dùng các từ Ga, Nha, Na, Nô,… để bạn có thể làm quen Mixed voice với tất cả các từ.
Thời gian đầu tập, khi lên cao các bạn cứ hát Headvoice thoải mái, hãy cứ kiên trì tập luyện. Đến một lúc nào đó khi cơ thể đã quen dần với bài tập này thì Headvoice của bạn sẽ ngày càng mạnh và trở thành Mixed voice lúc nào không hay. Và hãy nhớ phải cố gắng nén hơi sao cho làn hơi thật đều nhé, hãy đặt tay lên bụng nếu bụng bạn cứng có nghĩa bạn đã làm chính xác rồi đấy.
amnhactrinhthuy.com
0945211555
Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn
👉 Chúc bạn sớm thành công!