ĐẶT HỢP ÂM CHO BÀI HÁT GUITR - HÒA ÂM THEO NỐT - BƯỚC CƠ BẢN.


¸¸.•*¨*•♫♪¸¸.•*¨*•♫♪¸¸.•*¨*•♫♪¸¸.•*¨*•♫♪¸¸.•*

 PHẦN I.
Sau khi bạn đã có thể nghe và solo theo bất kỳ bài hát nào mà ca sỹ hát or bạn đọc sheets nhạc được. Bước kế tiếp bạn sẽ luyện tập hòa âm với 6 hợp âm căn bản của bài hát theo thể Trưởng or thể Thứ. Mục tiêu của bài luyện tập hòa âm cơ bản là phải đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả để bạn nắm bắt được ý tưởng cũng như cảm nhận được sự hòa hợp của âm sắc đồng thời tự tin khi tập chuyển hợp âm...
amnhactrinhthuy.com

0945211555

Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn

 Tên Bậc:
.
Bạn đã biết 7 nốt nhạc của âm giai Trưởng cũng như 7 nốt nhạc của âm giai Thứ. Dù bạn solo ở bất kỳ tone nào trong 12 tone bạn vẫn gọi tên các nốt nhạc của âm giai theo tên Bậc (xem bài bậc trong âm giai) là các số 1-2-3-4-5-6-7...
.

🔰

 Cấu thành hợp âm 3 nốt trưởng/thứ.
.
Trước khi bước vào bài tập Hòa âm theo nốt cơ bản bạn nên hiểu qua về cấu thành các hợp âm 3 nốt trưởng/thứ. Trong các bản vẽ thế bấm hợp âm bạn sẽ thấy ghi các số 1-3-5...
.
Giải thích:
- Nốt 1 là nốt Gốc của hợp âm.
- Nốt 3 là nốt quãng 3 tính từ nốt gốc.
- Nốt 5 là nốt quãng 5 tính từ nốt gốc.
- Riêng hợp âm Át, vd G7 là hợp âm có 4 nốt (hợp âm G trưởng bấm thêm nốt 7b tính từ nốt gốc).
..
Khi bạn hòa âm nốt solo trùng tên nốt với nốt gốc của hợp âm ta gọi là "hòa âm quãng 1", trùng tên nốt 3 gọi là "hòa âm quãng 3", trùng tên nốt 5 gọi là "hòa âm quãng 5"...
Bạn cũng nên ôn lại các nốt trong hợp âm được tính theo âm giai chủ của bài hát ta có:
.
Tên hợp âm - Nốt trong hợp âm.
Hợp âm I: 1-3-5
Hợp âm ii: 2-4-6
Hợp âm iii: 3-5-7
Hợp âm IV: 4-6-8
Hợp âm V: 5-7-9 (hợp âm Át bậc 5 có 5-7-9-11)
Hợp âm vi: 6-8-10
.
(Chú ý: 8=1; 9=2; 10=3; 11=4)

 Đoạn nhạc - Câu nhạc và Ô nhịp:
♫♪ Đoạn nhạc:
.
Một bản nhạc thường phân làm nhiều đoạn. Căn bản là đoạn A và B.
- Đoạn A là Phiên khúc. Người ta có thể viết lặp lại nhiều lần phiên khúc và được gọi là A, A'...
- Đoạn B là Điệp khúc. Điệp khúc cũng có thể lập lại 2 lần gọi là B và B'...
.♫♪ Câu nhạc và Ô nhịp:
.
- Một đoạn nhạc thường có 4 câu nhạc.
- Một câu nhạc lại có nhiều ô nhịp, thường là 4 ô nhịp
- Một ô nhịp là 1 chu kỳ của một điệu nhạc, vd điệu valse 3 nhịp [bùm chách chách].
.
Trong 4 câu nhạc, câu đầu tôi tạm gọi là câu mở, câu 2, câu 3 là diễn biến và câu 4 là câu kết đoạn. Một lưu ý ở phần cuối câu 2, một số bài hát sẽ có kết tạm (kết ko hoàn toàn), người ta sẽ đưa về hợp âm chủ I rồi lại đi tiếp... Nhưng để làm đơn giản bài luyện tập đối với người mới học bạn nên bỏ qua phần kết tạm nếu có... Đơn giản nếu nốt solo về nốt 1 bạn hãy dùng hợp âm vi thay thế vì hợp âm vi có các nốt 6-8-10 mà nốt 8 là nốt 1. (Việc này sẽ giúp cho lần đầu luyện tập hòa âm của bạn trở nên đơn giản hơn...)
---------
Vd bài BIỂN NHỚ (Ns. Trịnh Công Sơn.) Thể Thứ.
.
(Phiên khúc A)
Ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về (câu mở)
Gọi hồn liễu rũ lê thê gọi bờ cát trắng đêm khuya (diến biến/kết tạm)
Ngày mai em đi đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ (diễn biến)
Sỏi đá trông em từng giờ nghe buồn nhịp chân bơ vơ (kết treo ở V7)
.
(Phiên khúc A')
Ngày mai em đi biển nhớ em quay về nguồn (câu mở)
Gọi trùng dương gió ngập hồn bàn tay chắn gió mưa sang (diễn biến/kết tạm)
Ngày mai em đi thành phố mắt đêm đèn vàng (diễn biến)
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn nghe ngoài biển động buồn hơn (kết đoạn hoàn toàn)
---

 PHẦN II.

 Sử dụng Bảng Hòa âm theo nốt.
.
Từ đây bạn đã hiểu được cấu trúc của bài hát với các đoạn nhạc, câu nhạc, ô nhịp (khuôn nhạc)... Nắm được 7 nốt nhạc của âm giai chủ theo tên Bậc cùng với 6 hợp âm căn bản (gồm 3 hợp âm trưởng và 3 hợp âm thứ).
Bạn hãy solo một đoạn bài hát đã biết. Khi nốt nhạc solo đến các nhịp phách mạnh (hợp âm sẽ được chuyển đổi ở các nhịp này), bạn xem nốt solo của câu nhạc đến đây là nốt số bậc mấy... Rồi dò vào bảng "Hòa âm theo nốt"... Bài hát thể trưởng bạn dò bên phần Major, bài thể thứ dò bên phần Minor...

 Khái niệm Hòa âm.
.
Bạn đã biết âm nhạc phương tây thực sự có 12 nốt nhạc trong 1 bát độ, 7 tên nốt tự nhiên và 5 tên nốt có dấu #, dấu b (C-C#-D-D#-E-F-F#-G-G#-A-A#-B).
.
Điều này khiến tôi liên tưởng đến 12 con giáp trong Tử vi. Nếu viết tên 12 con giáp theo vòng tròn và bạn đặt vào trong vòng tròn đó 1 hình tam giác Đều. Các đỉnh của hình tam giác sẽ chỉ vào 3 con giáp mà giới Tử vi gọi là Bộ Tam Hợp...
.
Tôi cũng làm tương tự với vòng tròn 12 nốt nhạc. Kết quả chỉ thiếu 1 bán cung ở nốt quãng 5 thôi là 3 nốt của hợp âm Trưởng đã fix đúng với hình tam giác đều, nghĩa là chỉ khác 1 bán cung (1 góc lệch, âm nhạc mà đâu phải tử vi :))...
..
Trong âm nhạc phương tây cũng có "bộ tam hợp" tiếng Anh gọi là Triad chords. Là những hợp âm trưởng/thứ có 3 nốt, 3 nốt nhạc này hòa hợp với nhau nên những hợp âm này còn gọi là hợp âm Thuận. Nếu hợp âm trưởng/thứ được gọi là hợp âm thuận thì hợp âm nào là Nghịch. Hợp âm Nghịch là những hợp âm Trưởng/thứ bị bóp méo, tăng giảm 1 trong 3 nốt này... hoặc hợp âm trưởng/thứ được thêm vào 1 nốt nhạc khác biệt trở thành hợp âm nghịch có 4 or 5 nốt...
.
Đến đây cái từ Hòa âm đã hiện rõ nét rồi. Nếu như trong gia đình bạn có 3 người đang sống hòa hợp với các tuổi Thân-Tí-Thìn bỗng dưng lọt vào 1 con cọp và/or một con mèo thì xung đột sẽ xảy ra... Đó là trường hợp mà bạn dùng hợp âm trưởng/thứ mà bộ Triad (tam hợp) của nó ko tương thích (nghịch) với nốt solo của câu nhạc khiến bạn nghe thấy lạc điệu... Vậy nốt nhạc solo cùng tên với 1 trong 3 nốt trong bộ Triad của hợp âm là một sự hòa hợp đương nhiên...
.

🔰

 Quãng gần và quãng xa.
.
Ở phần trên bạn đã biết về các từ tôi gọi là Hòa âm quãng 1, hòa âm quãng 3 và hòa âm quãng 5 của hợp âm Thuận (Trưởng/thứ). Đến đây ta thử phân tích sự khác biệt của 3 cách hòa âm.
.
♫♪ Hòa âm quãng 1:
.
Vì quãng 1 là nốt gốc của hợp âm, đây cũng là điểm gần nhất. Nếu nốt solo trùng tên với nốt gốc quãng 1 bạn sẽ nghe là Đúng hoàn toàn. Thật ra bạn chẳng hòa gì cả, giống như cà phê được đổ thêm cà phê vào... Nhưng trong hòa âm người ta vẫn sử dụng cách này, vd hợp âm I đệm cho nốt 1... Bạn cũng làm điều này với các hợp âm và trường hợp khác khi muốn nhấn mạnh vào câu hát nhất là khi nó nằm ở phách mạnh, lúc đó câu solo sẽ dằn từng nốt như muốn lấn át cả tiếng bass... Có trường hợp bạn ko muốn nhưng buộc phải hòa âm quãng 1, vd trường hợp về kết... Lúc này người ca sỹ sẽ hát lơi nhịp, nghĩa là sẽ buông nốt solo trước or sau phách mạnh 1 chút...
.
♫♪ Hòa âm quãng 3:
.


 

185768025_2504854382982926_2048060710192205450_n.jpg


Trong 7 nốt nhạc của âm giai thì nốt bậc 3 còn được gọi là nốt Định Thể (thể trưởng or thể thứ). Còn trong hòa âm Triad thì nốt quãng 3 là nốt gần nốt gốc nhất... Hát Bè là 1 dạng hát hòa âm. Cùng 1 câu hát, lời ca nhưng 2 người hát khác nhau mà giai điệu vẫn hòa vào nhau... là vì 1 người hát nốt quãng 1 và 1 người hát nốt quãng 3... Ở 2 nốt nhạc này nghe rất hòa quyện, rất vừa đủ... Tôi tạm gọi hòa âm quãng 3 là hòa âm quãng Gần...
.
♫♪ Hòa âm quãng 5:
.
Dĩ nhiên 5 bước thì xa hơn 3 bước. Nốt hòa âm càng xa nốt gốc của hợp âm nghe có vẻ như phảng phất, mờ nhạt... Những bạn mới học ko cảm nhận được tính chất của nghệ thuật, bạn sẽ nói "nghe như lạc lạc" và nghi ngờ khả năng cảm âm của mình là sai...
.
♫♪ Nhận định:
.
Từ đây ta cũng rút ra 1 nhận định là 1 hợp âm Thuận (trưởng/thứ) hòa âm được cho 3 nốt nhạc. Và 1 nốt nhạc solo thì có nhiều nhất là 3 hợp âm thuận đệm cho nó. Bảng hòa âm theo nốt đã chia Đoạn nhạc thành 3 phần. Phần 1 là Mở đoạn, 2 là Diễn biến, 3 là Kết đoạn. Điều này giúp xác định 1 số nốt với hợp âm dành cho nó. Bên cạnh vẫn còn những nốt nhạc ở phần diễn biến của đoạn nhạc có 2 hợp âm để chọn lựa, cần được xác định... Sự chọn lựa này sẽ được giải quyết ở phần "Tiến trình 2 hợp âm"... Từ đó bạn dựa theo hợp âm trước sẽ suy ra hợp âm nối tiếp... (Ns. Quốc Dũng đã từng phát biểu trong 1 bài báo viết về Hòa âm có nêu ra 1 ý kiến riêng của ông: "Chỉ có 1 đường binh". Giống như binh xập xám hay tiến lên vậy đó 

🙂


.
Câu hỏi. Có khi nào ta hòa âm nốt solo ko có trong hợp âm Thuận ko? Có! Đó là trường hợp bạn hòa âm hợp âm Nghịch 4 nốt... Nghĩa là 3 nốt của hợp âm Thuận + với nốt solo cho ra hợp âm 4 nốt, vd hợp âm V đệm cho nốt solo là nốt 4 sẽ cho ra hợp âm V7 (Nốt 4 của âm giai chủ là nốt 7b của hợp âm V tính từ nốt gốc, các nốt trong hợp âm V7 là 5-7-9-11), Bạn mới học thì đừng quan tâm đến các trường hợp này...
.

🔰

 Tiến trình 2 hợp âm và áp dụng "bảng hòa âm theo nốt".
.
Trong các bài trước tôi có nói đến tiến trình Ngắn "Tiến trình 2 hợp âm". Diễn biến của câu nhạc là các nốt nhạc solo liền kề, liên kết với nhau... Tiến trình hợp âm là lớp Nền theo đó mà hòa quyện... Vậy các hợp âm cũng liên kết với nhau bằng những nốt nhạc liền kề hoặc giống nhau... Từ đây bạn cần nhận biết và học thuộc các thế bấm chuyển của các cặp hợp âm có tính chất như vậy.
.
♫♪ Cặp hợp âm Song song có 2 nốt giống nhau là 1 dạng như thế. Trong 6 hợp âm ta đã có 3 cặp I//vi; ii//IV; iii//V ở thể Trưởng, còn thể Thứ là i//III; iv//VI; v//VII.
.
♫♪ Cặp hợp âm liên hệ bậc IV-V cũng vậy.
(Lưu ý nếu G là bậc 5 của C, thì C là bậc 4 của G).
G7>C; C7>F; F7>Bb; F#7>B; B7>E; E7>A; A7>D; D7>G.
Trong 6 hợp âm ta cũng đã có 3 cặp là: II7>V; III7>vi; V7>I ở thể Trưởng, còn thể Thứ là V7>i; VII7>III; III7>vi.
.
♫♪ Ở bài thể Trưởng cặp hợp âm iii và IV có nốt gốc của 2 hợp âm cách nhau có nửa cung nên chúng cũng di chuyển qua lại rất gần mặc dù các nốt trong hợp âm khác hẳn... Ở bài thể Thứ cũng vậy với cặp hợp âm v và VI cách nhau 1/2 cung.
.
Đối với các bạn mới học thì việc xác định tiến trình ngắn 2 hợp âm là rất cần thiết. Vừa dễ hiểu, vừa nắm bắt được tính chất nhạc lý theo cách logic... Học thuộc, luyện tập và ko phụ thuộc là cách để bạn tiến bộ...

.

☘️

 PHẦN III.
.

🔰

 Đệm cho bài hát Chuyển Thể với "Bảng hòa âm theo nốt".
.
Qua bài "Tìm hiểu về Quãng" bạn đã biết nốt bậc 3 trong âm giai là nốt Định Thể (Thể Trưởng/Thể Thứ). Nốt bậc 3 cách nốt gốc 2 cung là quãng 3 Trưởng và nếu nốt quãng 3 trưởng bị giảm xuống 1 bán cung là quãng 3 Thứ (chỉ còn 1,5 cung).
.
Vậy khi bạn đang đàn 1 bản nhạc ở thể Trưởng bỗng dưng xuất hiện nốt 3b... Bạn sẽ nhận thấy giai điệu trùng xuống 1 cách lạ lùng do hiệu ứng của quãng 3 Thứ, nếu bạn để ý sẽ dễ dàng nhận biết... Đó cũng là điểm Chuyển Thể từ Trưởng sang Thứ của bài hát... Phản ứng của 1 người biết đệm nhạc là chuyển ngay qua scale và bộ 6 hợp âm Thể Thứ cùng tên... Vd bạn đang đệm tone A trưởng thì hãy chuyển ngay sang scale và bộ thế 6 hợp âm Tone Am... Điều này có thể tiếp diễn đến hết bài hát... hoặc chỉ 1, 2 câu nhạc thì nốt 3 Trưởng trở lại... cảm giác như tỉnh 1 giấc mơ... Bạn lại quay về Thể Trưởng với scale và 6 hợp âm trong sáng của nó... Lưu ý, Khi solo và đệm ở Thể Trưởng thì dùng Bảng hòa âm theo nốt bên phần Major, Thể Thứ thì bên Minor.
.
Tôi đã luôn đề nghị các bạn mới học hãy quan tâm học thuộc, luyện tập Scale và bộ thế 6 hợp âm của 2 tone Trưởng-Thứ-Cùng-Tên (Vd. C/Cm; A/Am)...
.
Nếu bạn thích dòng nhạc của Ns. Phạm Duy thì hãy chuẩn bị điều này sẽ rất thường gặp trong dòng nhạc của Ông... Đã có nhiều ca sỹ nghiệp dư than khó xử lý... Còn việc hòa âm thì bạn vẫn sử dụng những hợp âm Thuân mà thôi.
.
------------
.
P/s.
Các bạn cũng lưu ý 3 điểm ở phần Thể Thứ (Minor).
- Khi solo nốt 7 với hợp âm Át để về kết bạn dùng hợp âm v7>i. Vd tone Am bạn đánh Em7>Am.
- Khi solo nốt 6# (Hòa điệu) bạn dùng hợp âm IV trưởng thay cho iv thứ. Vì hợp âm IV có các nốt 4-6#-8.
- Khi solo nốt 7# (Hòa thanh) bạn dùng hợp âm V trưởng thay cho v thứ. Vì hợp âm V có các nốt 5-7#-9.
.
* Có bạn cũng đã thắc mắc, ở thể Trưởng có Hòa thanh và Hòa điệu ko? Trả lời là có, vì muốn các bạn mới học ko bị rối nên tôi đã đơn giản bớt trường hợp ít gặp...
- Ở thể Trưởng Hòa thanh là nốt 6b (khác với 7# của thể Thứ...) Khi gặp nốt 6b ở thể Trưởng bạn dùng hợp âm III7 (các nốt trong hợp âm III7 là 3-5#-7-9) mà nốt 5# cũng là nốt 6b...
- Còn hòa điệu thì giáng cả 2 nốt nên ta có 6b và 7b...
.

amnhactrinhthuy.com

0945211555

Cơ sở: Bình Thạnh, Hóc Môn