Công thức hòa thanh I – IV – V (Vòng hợp âm cơ bản piano và guitar)

Khi ta chơi đệm hát, thỉnh thoảng vẫn thấy những trường hợp như:
- Hợp âm Dm thường thay thế cho F
- Hợp âm Am, Em thường thay thế cho C
- Hoặc G7sus4 thường thay thế cho cả F và G trong trường hợp đánh về G7
-………

FB_IMG_1612751197300.jpg


Những hợp âm đó thay thế nhau không phải ngẫu nhiên. Vì có hai âm chung nên chúng có âm vang tương tự nhau.
Trong hòa âm, những hợp âm đó được phân thành từng Group!

a. Nhóm chủ (Tonic Group)
- Đặc trưng của nhóm chủ được miêu tả như là sự ổn định trong điệu thức, sự ngưng nghỉ ở ý nhạc
- Nó thường xuất hiện ở cuối câu nhạc.

Ví dụ:
Am (Vi), Em(iii) là hợp âm thay thế của C nên nó mang lại cảm giác bình ổn vừa phải, tạo điều kiện ngắt câu tạm thời, tránh tình trạng lắng đọng, dứt ý.

b. Nhóm át (Dominant Group)
- Nhóm hạ át đặc trưng bởi âm vang gay gắt, kịch tính.
- Ở các hợp âm 7 của nhóm, đặc trưng bởi quãng 4 tăng (Tritone) và cẩn phải giải quyết về nhóm chủ.

c. Nhóm hạ át (Subdominant Group)
- Nhóm hạ át thường đặc trưng bởi âm vang sáng, mạnh, nhiều tính điệp khúc
- Được miêu tả như là công cụ gây căng thẳng tạm thời, chưa cần giải quyết, đúc kết.
- Ngược lại, tạo kiệu quả chuyển động hòa âm đi tới, dẫn dắt hòa âm.

Sở dĩ chúng có đặc tính trên, bởi vì các hợp âm có chứa bậc IV của điệu thức, âm này luôn mang đặc tính cần phải giải quyết về đâu có dù ổn định hay không.