CẨM NANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AMPLY TOÀN TẬP
CẨM NANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AMPLY TOÀN TẬP
amnhactrinhthuy.com
0945211555
Cở sở: Bình Thạnh, Hóc Môn
Amply là một trong những thiết bị trong dàn âm thanh, nó đảm trách nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đó lên và đưa ra thiết bị phát. Amply cũng có nhiều loại khác nhau và làm việc theo công năng nó làm việc.
Hãy cùng tìm hiễu amply là gì?
Amply hay Amplifier là một thiết bị âm thanh được dùng để khuếch đại tín hiệu điện và những tín hiệu âm thanh phát ra. Khi bạn đưa tín hiệu ban đầu vào amply nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó và truyền đến thiết bị phát âm thanh như loa hay tai nghe.
- Người ta chia làm 5 loại amply theo cấu hình và mục đích sử dụng
- Ampli tiền khuếch đại (Pre-ampp): nó có nhiệm vụ nắn các tín hiệu từ DAC hoặc CDP, nhưng không đảm nhiệm nhiệm vụ khuếch đại thực sự.
- Ampli công suất (Power ampli): có nhiệm vụ khuếch đại âm thanh đủ lớn để phù hợp với loa hoạt động.
- Ampli tích hợp (Integrated ampli): được tạo ra bởi sự kết hợp giữa ampli công suất và ampli khuếch đại.
- Monoblock ampli: có tác dụng để xử lý hai kênh âm thanh stereo độc lập từ trái qua phải.
- Dual mono ampli: được tạo ra vơi hai ampli block nhưng dùng chung một vỏ.
- Amply phân loại theo công nghệ khuếch đại của chúng thì được chia làm 4 loại sau:
- Khuếch đại bán dẫn(transitor)
- Khuếch đại bóng đèn điện tử (tub)
- Khuyếch đại mạch kỹ thuật số(digital)
- Khuếch đại lai:gồm đèn, bán dẫn và kỹ thuật số
1. Hướng dẫn sử dụng amply tổng quát
-
Nguyên tắc “mở sau cùng, tắt đầu tiên”
Nói dễ hiểu thì amply sẽ là bộ phận được mở sau cùng khi cần dùng tới và khi ngưng không sử dụng nữa thì sẽ được tắt đầu tiên. Khi amply đã được mở lên thì nó đã sẵn sàng khuếch đại mọi tín hiệu mà nó nhận được. Nếu bạn mở amply trước, nó sẽ khuếch đại các tín hiệu khi tắt/mở CD, loa, micro và các thiết bị khác. Điều này làm giảm chất lượng âm thanh của loa theo từng ngày. Đây cần được coi là nguyên tắc bất di bất dịch trong sử dụng các dàn âm thanh.
các ký hiệu trên amply
Hướng dẫn chi tiết về các núm điều chỉnh:
- Kênh micro:
-
Mic: lỗ cắm mic.
Gain: nhấn/nhả ra ứng với giảm độ lớn của tín hiệu/để tín hiệu micro bình thường.
Vol: âm lượng của micro
Bal: sự cân bằng giữa kênh trái và kênh phải.
Echo: độ lớn nhỏ của tiếng vang. (echo là gì trong âm nhạc?)
Lo: âm trầm của micro.
Mid: âm trung của micro.
Hi: âm cao của micro.
- Điều chỉnh Echo:
-
Select: chọn âm thanh được phát ra Mono hoặc Stereo.
Vol: âm lượng cho tiếng vang.
Lo: âm trầm (bass) của tiếng vang.
Hi: âm cao (treble) của tiếng vang.
Rpt: sự lặp lại của tiếng ca.
Dly: tốc độ âm thanh ra.
- Kênh nhạc:
-
Mode: chọn nguồn phát.
3S: chế độ âm thanh vòng 3D.
Vol: âm lượng nhạc nền.
Lo: âm thanh trầm của nhạc nền.
Mid: âm trung của nhạc nền.
Hi: âm cao của nhac nền.
Bal: Cân bằng âm lượng cho 2 kênh ngõ ra.
- Master (âm lượng chính): điều chỉnh toàn bộ hệ thống.
-
Vol: âm lượng lớn nhỏ.
Lo: âm thanh trầm.
Mid: điều chỉnh lời ca.
Hi: âm thanh cao (treble).
VFD: hiển thị đèn theo mức độ phát ra âm thanh.
Equalizer Reset: giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm,…
Kênh A-B: Nút chọn ngắt hoặc mở đường tiếng A, B hoặc cả A-B.
Power: tắt/mở amply.
Cách chỉnh amply đúng tiêu chuẩn:
Volume tổng (Master) chỉnh ở mức 4-5.
Volume Micro chỉnh ở mức 5-6. Nếu mic hay bị hú tiếng thì nên giảm về 4.
Độ vang (Echo) chỉnh ở mức 4 với giọng bình thường. Nếu giọng yếu thì nên để ở mức 5.
Độ nhại (delay) của mic thì chỉnh mức 2.
Cân loa (balance) chỉnh ở mức thứ 5, có thể tăng thêm cho kênh R vì thông thường tín hiệu ở kênh R mạnh hơn kênh L.
Và một vài lưu ý nhỏ khi sử dụng amply:
- Khi đấu amply phải chú ý các đầu tiếp xúc tốt, tránh di chuyển làm cho âm thanh kém chất lượng cũng như gây ra các tiếng khó chịu.
- Đấu đúng đầu của amply với loa để mang lại âm thanh tốt nhất.
-
Khi đấu nối các thiết bị thì amply phải ở trong tình trạng tắt.
- Không để các máy chồng đè lên nhau, nên để cách nhau từ 5-10cm. Để gần nhau làm amply không tỏa được nhiệt, làm xuyên nhiễu từ trường, chất lượng âm thanh sẽ giảm đi rất nhiều.
2. Hướng dẫn cách kết nối amply với loa
-
Chúng tôi chia sẻ đến các bạn làm âm thanh cách kết nối amply với loa đúng cách và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của bộ dàn âm thanh.
Một vài điều cần biết trước khi bắt tay vào thực hiện kết nối amply với loa:
Loa là thiết bị đầu và cuối của một hệ thống âm thanh, nó nhận tín hiệu từ các thiết bị khác sau đó chuyển đổi tín hiệu điện phát ra âm thanh.
Amply là thiết bị có chức năng khuếch đại tín hiệu ở mức vừa từ các thiết bị phát tín hiệu lên mức tín hiệu lớn ra loa. Cũng như loa, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại amply phù hợp với từng loại loa khác nhau.
Thông số kỹ thuật cơ bản của amply bao gồm:
- Signal GND: Trạm gắn dây nối đất, giúp chống nhiễu và tránh bị điện giật khi có hiện tượng rò điện.
- Inputs: Các cổng kết nối tính hiệu âm thanh vào
- Phono: Cổng kết nối với máy hát dĩa loại lớn, cổng này chỉ dành cho tín hiệu công suất nhỏ, không được kết nối với các nguồn tín hiệu khác.
- CD: Cổng kết nối với đầu phát CD/VCD/DVD.
- Tuner: Cổng kết nối với máy nghe đài (Radio).
- Line: Cổng kết nối với các nguồn tín hiệu âm thanh khác như TV, MP3,…
- Recorder: Cổng dùng để kết nối với các thiết bị có chức năng thu thanh.
- PB (Playback): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh ra (Audio Out) của đầu thu âm.
- Rec (Recorder): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh vào (Audio In) của đầu thu âm.
- Pre Out: Cổng xuất âm thanh ra dưới dạng tiền khuếch âm (khuếch đại âm thanh mức nhỏ) dùng để kết nối với các thiết bị khuếch đại âm thanh khác.
- Speaker Systems: Cổng kết nối với loa.
-
Cách kết nối amply với loa:
Hình ảnh các nút trên amply
Giả sử với một dàn âm thanh đơn giản bao gồm: 2 loa, 1 amply, 1 đầu DVD. Cách kết nối như sau:
- Dễ dàng nhận thấy trên hình, cổng kết nối với loa được chia làm hai trạm kết nối là trạm A và trạm B. Mỗi trạm như thế sẽ có 4 cổng kết nối âm (-), dương (+) của hai kênh trái (left) và phải (right). Khi kết nối cần chú ý kết nối đúng màu sắc hoặc đúng tín hiệu đã ghi trên các cổng kết nối của amply và loa.
- Hai trạm kết nối cho phép bạn tối đa kết nối với 4 loa. Nếu chỉ sử dụng 2 loa thì bạn nên kết nối tại trạm A.
- Trên đây chỉ là cách kết nối với loa thông thường. Nếu bạn sử dụng một hệ thống âm thanh phức tạp hơn thì sẽ có cách kết nối khác.
- Với vị trí đặt của hai loa, bên phải hay bên trái là phụ thuộc vào vị trí của người nghe chứ không theo vị trí đặt amply.
-
Cần để ý tới loại đầu dây kết nối giữa loa và amply. Sử dụng đúng loại dây nói với các cổng kết nối của loa và amply. Vài cổng kết nối sẽ cho phép sử dụng đầu dây trần, chỉ cần bỏ đi lớp nhựa cách điện ở đầu dây, sau đó gắn vào cổng kết nối, cố định chặt lại là được.
3. Mẹo chỉnh amply hay
-
Đầu tiên phải nhắc tới vài vấn đề bạn sẽ gặp phải nếu như chỉnh amply không phù hợp:
- Nếu chỉnh âm lượng micro bị thiếu, người hát sẽ phải hát to hơn dễ bị mệt tạo cảm giác không thoải mái.
- Khi âm cao và âm trầm chỉnh quá nhỏ, tiếng nhạc cũng tương tư thì chất lượng âm thanh sẽ bị giảm đi tới 30%.
- Tiếng micro quá lớn sẽ làm giọng người nói bị vỡ, khác với âm thanh thực.
- Sự không đồng đều giữa tiếng nhạc và tiếng micro sẽ tạo ra khoảng cách, làm mất nhịp điệu khi hát. Dẫn tới việc âm thanh nghe rất rời rạc.
-
Bước 3: Chỉnh đầu ra Echo, thường thì nằm từ khoảng 10h đến 12h là mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt cần sự chuẩn xác khi chỉnh nút RPT và DLY. Giọng của người hát cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc chỉnh echo. Đối với người không chuyên, cần chỉnh echo trên mức 12h, chỉnh RPT và DLY nhằm kéo dài tiếng, làm mềm tiếng và thời gian lặp lại thật chính xác. Còn đối với giọng chuyên nghiệp, nên chỉnh echo ở mức thấp hơn sao cho ra âm thanh mềm mại là ổn, chỉnh DLY trong khoảng 11h đến 1h làm số lần lặp lại nhanh hơn, tránh trường hợp người nghe cảm giác lời bị nhái lại.
Và đây là những bước cơ bản giúp bạn có thể dễ dàng chỉnh amply hay cho nhà mình:
Bước 1: Tắt các thiết bị và cắm, kết nối các thiết bị khác lại với nhau (micro, loa,…) đưa tất cả nút về vị trí giữa hay còn gọi là vị trí 12h. (Bạn có thể chỉnh vị trí về khoảng từ 11h tới 1h, không nhất thiết phải đúng vị trí 12h).
Bước 2: Bật nguồn các thiết bị, sau đó thử micro đầu tiên. Chỉnh âm lượng micro phù hợp. Tiếp đó căn chỉnh các nút khác như âm trầm, âm cao cho đến khi thấy âm thanh phát ra từ loa nghe êm tai và phù hợp. Lưu ý rằng không nên chỉnh âm lượng quá cao, tốt nhất nên chỉnh trong khoảng trên dưới 12h một chút.
Bước 4: Cần phối hợp và điều chỉnh âm lượng của micro và âm lượng của nhạc được hài hòa. Tốt nhất thì nên chỉnh âm lượng mirco cao hơn một chút, để người hát có cảm giác bắt micro hơn, không mất quá nhiều sức để hát lớn tiếng, âm thanh sẽ thật và hay hơn.
Bước 5: Cuối cùng bạn chỉ cần chỉnh lại âm thanh của cả hệ thống ở nút volume tổng, chỉnh sao cho phù hợp với không gian cũng như để âm thanh được nhịp nhàng. Tuy nghĩ thì có vẻ rất đơn giản nhưng bước này đóng vai trò khá quan trọng với dàn âm thanh nhà bạn. Chỉnh âm thanh đầu ra tốt thì cảm giác của người hát và cả người nghe cũng được tốt hơn.
4. Tư vấn chọn mua amply chính hãng phù hợp với nhu cầu
-
Tìm hiểu thông tin cơ bản:
-
Bạn có thể ở nhà, qua vài thao tác đơn giản với google là đã có thể biết được thông tin về amply là gì?, các hãng amply từ nổi tiếng đến mới xuất hiện trên thị trường. Hầu hết các cửa hàng hiện nay đều có đăng tải rất đầy đủ thông tin của sản phẩm lên trang web riêng của mình. Từ thương hiệu, dòng sản phẩm hay giá thành đều được ghi rất chi tiết. Sau khi đã tìm hiểu về những điểm cơ bản của sản phẩm, bạn ghi chú lại những sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình.
-
Xác định các ảnh hưởng khác:
-
Về sự hòa hợp với loa và amply. Nếu loa có độ nhạy cao thì bạn phải cần amply có công suất nhỏ và ngược lại. Nếu khoảng cách từ loa tới tai người nghe càng lớn thì công suất amply phải càng lớn, điều này không phụ thuộc nhiều vào không gian phòng.
Về không gian phòng, với một căn phòng lớn và có quá nhiều đồ đạc thì đòi hỏi amply cũng phải có công suất lớn hơn căn phòng nhỏ và ít đồ đạc. Âm thanh mà chúng ta nghe được là tổng hợp âm thanh đi trực tiếp từ loa, âm thanh phản xạ từ tường, trần nhà và các đồ vật,…Phòng nghe rộng, đồ đạc nhiều thì càng làm giảm đi năng lượng của sóng âm thanh, khi đến được tai bạn âm thanh sẽ nhỏ đi rất nhiều.
Một vài dạng amply có hiệu suất thông dụng:
-
Amply class A
Có hiệu suất ở mức thấp (15%-20%), nghĩa là khi tiêu thụ 100W điện thì công suất cung cấp được tối đa là 20W, 80% còn lại chuyển sang dạng nhiệt nên khi sử dụng amply rất nóng. Tuy nhiên class A có độ méo tiếng rất thấp, âm thanh tự nhiên nhất.
-
Amply class B
Có hiệu suất cao (70%-80%), cung cấp công suất tối đa 80W/100W điện tiêu thụ. Vì năng lượng tiêu tán dưới dạng nhiệt tháp nên máy chạy rất mát. Mặc dù vậy class B có độ méo tiếng lớn, âm thanh không được hay.
-
amply class AB
Có hiệu suất tầm trung (45%-60%), công suất tối đa 60W/100W điện tiêu thụ. Nó như là sự chia đều giữa class A và class B. Công suất và nhiệt tản đều vừa phải, âm thanh nằm ở mức cơ bản nên được sử dụng rộng rãi.
-
Lựa chọn chuẩn xác:
-
Sau khi tìm hiểu thông tin trên internet cộng với việc xác định các yếu tố ảnh hưởng như loa và không gian phòng, thì bạn tiến hành ghi lại các dòng amply phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Bắt đầu tìm cho mình những cửa hàng cung cấp amply uy tín trên địa bàn, đến tận nơi sờ và kiểm tra sản phẩm để chọn mua được amply chính hãng.
Với hình thức bên ngoài, tránh chọn những amply đã bị trầy xước, tuy không có ảnh hưởng gì đến âm thanh nhưng nó không được hấp dẫn về mặt thẩm mỹ. Kiểm tra các nút vặn có được đều tay, chặt chẽ hay không. Các đầu giắc RCA tín hiệu có bị mòn không. Và chú ý lật mặt đáy amply xem tấm tôn nơi đáy có bị ố màu hay có đặc điểm gì khác. Để loại bỏ khả năng chọn trúng chiếc amply đã lâu hoặc bị tháo lắp nhiều lần.
Tiếp đến là yêu cầu nhân viên cho xem giấy tờ của amply để kiểm tra độ chính hãng của nó, cũng như việc kiểm tra bên trong máy những chi tiết như chữ in màu trên thân tụ. Các mạch in cần phải sáng, không bị xỉn màu.
Thử khả năng hoạt động của amply cũng là bước kiểm tra quan trọng. Kiểm tra công suất của amply liệu đã phù hợp với cặp loa bạn đang sử dụng không. Sự chênh lệch giữa các mức âm lượng cao nhất và thấp nhất. Ngay cả khi không khai thác đến mức công suất tối đa thì amply có tạo được cảm giác về độ động, khả năng làm việc nhẹ nhàng và mang lại âm thanh ổn không?
Các thương hiệu amply nhập khẩu, amply chính hãng do amnhactrinhthuy.com phân phối tại Việt Nam: Amply DAS, Amply Inter-M, Amply Soundking, Amply Lab Gruppen.
Hi vọng với những lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn phần nào trong “công cuộc” chọn mua amply chính hãng. Chúc bạn thành công.
Mua amply ở đâu?
Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhập khấu và phân phối các thiết bị âm thanh của các thương hiệu hàng đầu thế giới tại Việt Nam như: DAS Audio, Inter-M, Bose, Soundking, Audix, Allen & Heath, Roland,...với các ngành: loa thùng , amply, mixer , phụ kiện âm thanh,... amnhactrinhthuy.com tự hào là đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín nhất.
Để tham quan, trải nghiệm và mua sắm sản phẩm amply. Quý khách đến các showroom thuộc chuỗi hệ thống Việt Thương Music trên toàn quốc:
Viết bình luận: