3/Đặt các hợp âm vào bài nhạc:


Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kê tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi
hợp âm? Có mây luật căn bản sau đây :
1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1,
đầu nhịp, với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp, đổi ở phách 1 và
3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào (trưởng hay thứ) mà nhũhg hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa
số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái (Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ
và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai (C- F-G7) lúc ây mới...
có thể lên tiếng... để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở
về cụm Am-Dm-E7 để châm dứt ở Am
Nêu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là
cũng biết ngay ô nhịp ây thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ
còn cách là phải “ mò “ như sau :
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần nhũhg quyển sách
dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kê tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe
xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đùhg chuyển đổi hợp âm
lung tung.
Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mây luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng... 90% những bài nhạc Việt.